Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Nguyên lý thị giác

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi White Wolf 92, 11/12/17.

Lượt xem: 16,799

  1. White Wolf 92 Mới đăng kí

    Xin chào mọi người!
    Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một trong những kiến thức nền tảng của ngành Design.
    Nội dung bài viết này mình xây dựng theo gần giống trong cuối "Nguyên lý Design thị giác" của thầy Nguyễn Hồng Hưng. Vì lý do bản quyền nên mình ko bê nguyên cuốn sách để chia sẻ lên đây. Mà mình sẽ tổng hợp lại theo ý hiểu của mình.
    Hình ảnh trong bài viết mình lấy nguồn từ Internet. Các bài viết sẽ đi theo đúng trong sách từ chương và từng mục nhỏ một sẽ theo đúng trong sách. Chỉ lược bỏ đi những thứ mình cho là không quan trọng.
    Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. Xin cảm ơn!

    Chương I. Cội nguồn Design

    1-1. Nghệ thuật trong cấu trúc xã hội
    Xã hội loài người được cho là có cấu trúc "Kim Tự Tháp". Phần đỉnh tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất tinh thần. Thấp xuống dưới, là vùng biểu thị tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất vật chất.
    Những hoạt động tinh thần bao gồm như: Tôn giáo, Triết học, Mỹ học, Chính trị, Khoa học lý thuyết, Nghệ Thuật, Giáo dục,... được coi là thượng tầng kiến trúc xã hội.
    Ban đầu, người ta chia loại hình nghệ thuật làm 3 hình thái lớn:
    - Nghệ thuật thời gian
    - Nghệ thuật thời gian không gian
    - Nghệ thuật không gian
    Loại hình nghệ thuật nào tốn ít vật chất nhất thì sẽ là loại hình nghệ thuật có đẳng cấp cao nhất. Từ đó ta có 6 loại hình nghệ thuật sắp xếp từ cao xuống thấp như sau:
    -Thơ ca (bao gồm kể chuyện, Văn học, Hùng biện)
    - Múa
    - Âm nhạc
    - Hội họa
    - Kiến trúc
    - Điêu khắc

    Thơ Ca
    Ngâm thơ hay ca hát chỉ dùng lời nói nên đã được xếp hạng cao nhất. Thời gian đầu khi chưa có chữ viết, nhờ vào trí nhớ mà thơ ca được lưu truyền trong dân gian qua sinh hoạt văn nghệ như vịnh thơ, trường ca, hát hò,... tóm lại là truyền miệng.
    Múa
    Múa là ngôn ngữ của chuyển động cơ thể của nghệ sĩ múa. Nghệ sĩ múa dùng chuyển động cơ thể để biểu hiện trạng thái và cảm xúc của tâm hồn. Có thể nói múa là loại hình design cơ thể.
    Âm Nhạc
    Khi sáng tác có thể chỉ cần trí nhớ hoặc giấy bút. Nhưng khi thể hiển thì cần có nhạc cụ.
    Hội Họa
    Là nghệ thuật trong yên lặng, mọi tác phẩm hội họa đều là biểu hiện của vật chất (Cấu trúc hình thức).
    Kiến Trúc
    Khi thiết kế chỉ cần giấy bút. Nhưng khi thể hiện tác phẩm lại cần cả một khoa học xây dựng, vật liệu,...
    Điêu Khắc
    Trực tiếp hao tốn sức lực nhất ở tất cả các giai đoạn.

    Tùy theo mỗi quan niệm và mỹ học khác nhau sẽ có cách phân loại khác nhau. Theo cách sắp xếp như trên thì "Điện ảnh" chính là môn nghệ thuật thứ 7. Câu này nghe khá quen nhưng bây giờ mới hiểu vì sao :) Còn Design là nghệ thuật thứ 8 nhé.

    1-2. Design
    Theo tác giả thì Design bao gồm: Design không gian (kiến trúc nội ngoại thất), Design sản phẩm (đồ vật) và Graphic Design
    Không gian Design
    Design thuộc hình thái "nghệ thuật không thời gian" với 3 loại hình
    1 - Design không gian
    Mọi biểu hiện hình thức thông qua thiết kế, sắp ddawtjj, tổ chức sự kiến, kiến trúc, nội ngoại thất, nghệ thuật trình diễn, sân khấu,...
    2 - Design sản phẩm
    Cái này hiện hữu quanh chúng ta nên quá rõ rồi. Ngay từ con chuột tay phải các bạn đang cầm hay chiếc smart phone các bạn đang dùng để xem bài viết này của mình đều là những sản phẩm được design.
    3 - Graphic Design
    Mọi sản phẩm từ vẽ tay cho đến vẽ máy trên diện phẳng 2D, in ấn, bla bla....

    Hiện nay xuất hiện tên gọi "Nghệ thuật thị giác" gộp chung "nghệ thuật tạo hình" và cả "nghệ thuật design", xem như hai loại hình nghệ thuật đó cùng tồn tại và gắn bó trên một đồ vật.
    Với thị giác, cái nhìn ưa mắt là cội nguồn của nghệ thuật tạo hình.
    Với nghệ thuật design, cội nguồn là sự cầm vừa tay và dùng được đã thay thế cho sự ưa mắt đồng thời cũng lại là sự ưa mắt.
    Các bạn có thể xem một số hình ảnh sau để thấy hai hình thái nghệ thuật cùng tồn tại trên một đồ vật.

    [​IMG]
    Rìu đá thời tiền sử khi mà nghệ thuật tạo hình chỉ là sự ưa mắt kết hợp nghệ thuật design là sự vừa tay và dùng được

    [​IMG]
    Chiếc rìu này đã rõ ra chất thủ công mỹ nghệ. Hình thức đã ưa nhìn hơn.

    [​IMG]
    Đây có lẽ là tiền thân của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas,... :D

    [​IMG]
    Tượng "Vệ nữ Willendorf" một pho tượng nghệ thuật tạo hình thuần túy, không mang tính công năng ngoại trừ việc làm vật trưng bày.

    Như vậy các bạn đã thấy rõ hơn sự khác nhau giữa "nghệ thuật tạo hình" và "nghệ thuật design".
    Khi đồ vật không còn phụng sự con người bằng công năng, chỉ còn lại cấu trúc hình thức là cái đẹp với giá trị trưng bày, lúc đó ranh giới nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật design rất mơ hồ và đã trở thành "nghệ thuật thị giác".
    Xin nói qua đến trường phái nghệ thuật trừu tượng để thấy được theo dòng chảy của lịch sử thị giác thì cái đẹp cũng sẽ thay đổi như một sự tất yếu.
    Sau đây là một số tác phẩm của danh họa Mondrian. Các bạn sẽ thấy sự thay đổi dần trở thành trừu tượng.

    [​IMG]
    Một trong những tác phẩm khởi nghiệp của ông

    [​IMG]
    Đã xuất hiện bút phát phi hình (nếu zoom nhỏ lại chỗ tán cây)
    Tranh vẽ cái cây thay đổi theo thời gian

    [​IMG]
    Cái cây dần trở nên trừu tượng. Hình số 4 nó hoàn toàn thoát ra khỏi tạo hình cái cây

    Chân dung tự họa của Mondrian

    [​IMG]
    Còn rất nhiều tác phẩm trìu tượng của Mondrian. Các bạn có thể tham khảo thêm trên internet.
    1-3. Đổi chiếu "Nghệ thuật Design" và "Nghệ thuật tạo hình"
    1-3-1. Nguyên lý sáng tạo
    - Nghệ thuật tạo hình: Khai phá tâm lý cá nhân (nội giới). Tôn vinh cái tôi của nghệ sĩ. Có thể xem lịch sử nghệ thuật tạo hình chính là tiểu sử của các danh họa của nhân loại.
    - Nghệ thuật design: Không chỉ là cảm xúc cá nhân của Designer. Mỗi Designer phải tìm hiểu tâm lý cộng đồng của từng vùng địa lý khác nhau. Tùy theo giới tính, lứa tuổi khác nhau. Vì thế design là lịch sử văn minh nhân loại. Dấu ẩn cái tôi nghệ sĩ của designer chỉ thấy rõ khi tính công năng của design không còn dùng đến.
    1-3-2. Phương thức thể hiện
    - Nghệ thuật tạo hình: Vẽ đơn chiếc bằng tay (thủ công). Không chấp nhận tác phẩm sản xuất hàng loạt. Là độc bản là duy nhất. Riêng thể loại tranh khắc kim loại chấp nhận 10 bản in đầu tiên có giá trị ngang nhau. Có giá trị quảng bá văn hóa, không có giá trị tác phẩm.
    - Nghệ thuật Design: Từ một design mẫu hoàn chỉ, qua một quy trình công nghiệp cho ra hàng loạt các sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên vẫn có thể có những tác phẩm độc bản.
    1-3-3. Giá trị tác phẩm
    - Nghệ thuật tạo hình: Tác phẩm vật chất đầu tiên do chính tác giả ký tên có giá trị cao nhất. Mọi tác phẩm sao chép đều không có giá trị như tác phẩm đầu tiên, ngay cả chính tác giả sao chép lại. Giá cả của tác phẩm tùy vào sự đánh giá của xã hội đối với tác giả và tùy vào từng giai đoạn khác nhau.
    - Nghệ thuật Design: Tác phẩm design đầu tiên không có chỗ ký tên tác giả. Tác giả phải đi đăng ký "bản quyền tác giả". Bản đầu tiên hoàn chỉnh có giá trị làm mẫu cho việc tìm phương án để sản xuất hàng loạt. Giá trị của tác phẩm design khi được xã hội hóa bằng hàng hóa, khi số lượng sản xuất càng lớn thì tác phẩm design càng thành công. Đây chính là giá trị vật chất của tác phẩm.

    Chương I khép lại tại đây. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong mọi người cho ý kiến để các chương sau mình làm tốt hơn nhé. Cảm ơn vì đã theo dõi!

    ...
    Khải Hoàng thích bài viết này
  2. Khải Hoàng

    Khải Hoàng Thành viên cấp 2

    bài viết rất hữu ích. Hóng phần 2 :v
  3. storide

    storide Mới đăng kí

    Bài viết khá thú vị, mình đặt biệt chú ý ở chỗ...khi các họa sĩ vẽ, tác phẩm ban đầu còn rất nhiều chi tiết, nhưng càng về sau, chỉ còn những đường nét...có lẽ trình càng cao, lúc đó người ta lại quay về những cái căn bản nhất, cứ như Đạo :))
    traithanhnam90 thích bài viết này
  4. traithanhnam90

    traithanhnam90 Thành viên cấp 2

    Nhưng người xem lại là người trần tục, nên mình xem cũng méo hiểu gì :)

Ủng hộ diễn đàn