Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Thành Thành Công chủ động ổn định vùng nguyên liệu

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi vtluan, 12/12/15.

Lượt xem: 2,208

  1. vtluan Mới đăng kí

    Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất khu vực Đông Nam bộ. Niên vụ 2014 -2015 toàn tỉnh trồng hơn 20.900 ha mía đáp ứng nguyên liệu cho 3 công ty sản xuất đường, với tổng công suất gần 15.000 tấn mía cây/ngày.

    [​IMG]

    Nhiều chính sách mới có lợi cho người trồng mía
    Trước tình hình vùng mía nguyên liệu đang có dấu hiệu suy giảm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có những giải pháp cụ thể nhằm giữ được vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

    Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công (TTCS) đã thống nhất chính sách thu mua mía vụ thu hoạch 2015 – 2016 là mua theo giá thị trường, với phương châm “Nông dân có lời, nhà máy có lãi”, triển khai một số chính sách mới có lợi cho người trồng mía, như: Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng khác sang cây mía, trong đó vùng nguyên liệu gần nhà máy được đầu tư không hoàn lại từ 7 - 12 triệu đồng/ha; Chính sách đầu tư ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật từ khâu trồng, tư vấn giống mía đạt năng suất chất lượng cao, chương trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người trồng mía. Bên cạnh đó, giá thu mua nguyên liệu cũng được TTCS ký cam kết ngay từ đầu vụ đầu tư 2015 - 2016 với giá mía tại ruộng 1,040,000 ngàn đồng/tấn mía 10 CCS.

    Hiện có khá nhiều nông dân trước đây bỏ trồng mía, sang trồng cây mì, đã quyết định quay lại trồng mía, vì trồng mì thì nông dân phải tự bỏ vốn đầu tư, còn trồng mía đã có TTCS đầu tư với định mức 30 triệu đồng/ha mía gốc, mía tơ là 40 triệu đồng với lãi suất khá thấp khoảng 0,8%/tháng. Vốn của nhà máy TTCS hỗ trợ đầu tư cho nông dân không chỉ bằng tiền mặt mà còn cả hom mía giống.

    Một chính sách hỗ trợ rất quan trọng từ TTCS cho người nông dân chính là những biện pháp hạn chế và ngăn chặn nạn cháy mía. Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện thí điểm việc lập một số tổ tuần tra phòng chống cháy mía để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng cố ý đốt mía, phá hoại tài sản, đồng thời ban hành các chính sách thu mua mía cháy để nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của khách hàng.

    Phương pháp đo chữ đường: Minh bạch và khoa học
    Nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân và nhà máy, trong nhiều mùa vụ qua, TTCS đã luôn thực hiện minh bạch phương pháp đo chữ đường, dưới các quy chuẩn đo kiểm của Bộ Nông nghiệp

    Cũng có những trường hợp người nông dân thắc mắc về kết quả chữ đường khác nhau trên cùng thửa ruộng. Giải thích về vấn đề sai số của chữ đường (tại ruộng và tại nhà máy), Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết có nhiều lý do.

    Trước tiên là lý do thời tiết. Hiện nay, thời tiết rất bất thường do ảnh hưởng El Nino, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất ít so với các năm trước nên cây mía tích đường kém. Năm nay lại dứt mưa trễ nên cây mía còn đang phát triển dẫn đến chữ đường không cao, chênh lệch chữ đường giữa gốc và ngọn mía rât lớn (4-5 điểm) khiến sai số đo chữ đường cao, ngay cả đối với 2 xe mía cùng một thửa ruộng.

    Tiếp đến, chữ đường phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. Để có chữ đường cao, bà con nông dân bắt buộc canh tác theo hướng tập trung nâng cao chữ đường cho cây mía. Cụ thể như ở giai đoạn trồng và chăm sóc, cần phải kết thúc bón phân lần cuối vào khoảng tháng 6, không bón trễ qua tháng 7, tháng 8 để “rước ngọn”, giúp cây mía có thời gian tích trữ đường ở mức cao nhất có thể. Bởi giai đoạn sau tháng 6, lượng đạm không những không còn tác dụng nâng cao chữ đường trong cây mía nữa mà còn hạn chế cây mía tích đường do chỉ tập trung phát triển mầm mía mà thôi. Mầm mía chẳng những không có giá trị về sản lượng và chữ đường mà có khi còn làm tăng tỷ lệ tạp chất nếu như trộn lẫn vào mía cây đưa về nhà máy.

    Một nguyên nhân khá quan trọng nữa góp phần tăng chữ đường cây mía trong vụ này là do kỹ thuật thu hoạch mía. Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết, thói quen từ trước đến nay của nhân công thu hoạch mía ở Tây Ninh là khi chặt mía còn chừa gốc cao hơn mặt đất khoảng 1 tấc. Đây là sự lãng phí không nhỏ, gây mất mát đáng kể cho nông dân. Bởi vì chữ đường phần gốc là cao nhất trong cây mía- có khi lên đến 15 CCS, nên khi bỏ phần này, chữ đường bình quân của cả cây mía sẽ giảm xuống. Hơn nữa, việc bỏ 1 tấc phần gốc mía cũng sẽ làm sản lượng mía giảm đáng kể.

    TTCS nói riêng, và các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tin tưởng rằng, tiếp tục đầu tư, cho cây mía tăng sản lượng và tăng chữ đường, thực hiện các chính sách hỗ trợ người nông dân như vài năm gần đây thì chắc chắn, người trồng mía sẽ có thu nhập cao, cây mía sẽ đủ sức cạnh tranh với các loại cây trồng khác để phát triển bền vững và ngành mía đường Tây Ninh có cơ hội vươn lên, xứng tầm vóc một “thủ đô mía đường” của cả nước.

    PV
    Nông Nghiệp​

    ...

Ủng hộ diễn đàn