Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Tìm hiểu các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website

Chủ đề thuộc danh mục 'Làm SEO' được đăng bởi Meotrics, 28/6/16.

Lượt xem: 2,558

  1. Meotrics Mới đăng kí

    Tìm hiểu các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website

    Phần lớn chúng ta đều không xa lạ với Google Analytics – một trong những tiện ích về thống kê & phân tích website miễn phí hàng đầu nằm trong hệ sinh thái của Google. Tuy nhiên, khi đi vào những yêu cầu và mục đích cụ thể và chuyên sâu của doanh nghiệp, GA tỏ ra mất đi lợi thế do tính tổng quát và miễn phí, thay thế vào đó doanh nghiệp cần đến các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website/app chuyên sâu khác. Tùy theo đặc thù và yêu cầu của doanh nghiệp, mỗi công cụ sẽ hỗ trợ các chỉ số thống kê khác nhau giúp mang lại quyết định đúng đắn.


    1) Phân biệt data-driven vs data-inform

    Tại sao phải theo dõi, thống kê & phân tích site? Câu trả lời chẳng phải rõ như ban ngày sao? Bất cứ ai cũng có thể đưa ra các đáp án rằng để biết được tình trạng hoạt động của website, để hiểu về hành vi người dùng và đưa ra quyết định… Các doanh nghiệp thường cho rằng các chiến lược đưa ra đều đã mang tính chất “data-driven”, tuy nhiên trên thực tế họ hiểu khá hời hợt về analytics và data-driven. Để phân tích sâu và hiểu rõ tình trạng hoạt động của một website thì một Google Analytics hay một phần mềm thống kê riêng biệt là không đủ. Mỗi công cụ thống kê thường chuyên biệt hóa vào một mô hình nhất định, và thường thì việc kết hợp các giữa các chỉ số tổng quát với những thống kê và phân tích chuyên sâu mới thực sự giúp doanh nghiệp một phần nào đó có đủ dữ kiện để ra quyết định.

    Do đó, thực trạng phần lớn các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ data-inform, chứ chưa phải data-driven như chúng ta vẫn vỗ ngực tự xưng.

    2) Phân loại các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website/ ứng dụng

    Trước hết phải khẳng định, có rất nhiều cách tiếp cận và tiêu chí để phân loại các công cụ thống kê chỉ số. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ đi theo hướng tổng quan nhất để người dùng có thể hình dung hết được các loại tracking tool.

    Hình dung một cách tổng quan, các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website được chia làm 2 mảng lớn là Outbound Analytics và Inbound Analytics.

    · Outbound Analytic tool

    Là những công cụ/ giải pháp đo lường tự động mà không cần phải cài cắm code vào website. Các công cụ này sử dụng các cơ chế khác nhau (chủ yếu liên quan đến trình duyệt) để đo lường và thống kê lượng traffic, lượt tải và một số hành vi gắn với thiết bị của người dùng. Đại diện của các nhóm công cụ này là Alexa, Compete, Quancast, Comscore… Với đặc thù đo lường tự động, nhóm các công cụ Outbound Analytics này có những lợi thế vượt trội nhưng cũng mang những hạn chế nhất định:

    · Ưu điểm:

    + Các dữ liệu được đo lường tự động nên phần lớn PUBLIC công khai: Bạn có thể tra cứu các thông tin về traffic và tình hình hoạt động của site đối thủ và tìm các đối thủ khác trên Compete, bạn có thể xem thứ hạng của hầu hết tất cả các site thông qua Alexa…

    + Chi phí FREE: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công cụ này hỗ trợ tracking hoàn toàn miễn phí.

    + Xem được dữ liệu mà không cần cài cắm bất cứ đoạn code nào vào site của bạn: Hay phải thực hiện các đoạn code phức tạp vào site của bạn. Đương nhiên khi sử dụng các phiên bản trả tiền và các chức năng mở rộng, bạn vẫn cần cài cắm các đoạn code nhưng ko đáng kể do đặc thù các công cụ này thống kê ở mức traffic chứ ko chuyên sâu

    + Cung cấp các dữ liệu khá sâu về hành vi của người dùng trong tương quan đến trình duyệt, các ứng dụng sử dụng và các yếu tố liên quan

    · Nhược điểm:

    + Các dữ liệu chủ yếu là Vanity data: là các dữ liệu về traffic, thứ hạng, từ khóa… chứ không có dữ liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của trang

    + Ngay cả các dữ liệu về traffic của site cũng chưa đảm bảo độ chính xác. Đơn cử như độ uy tín về thứ bậc của Alexa ngày càng bị đặt nghi vấn nhiều do cơ chế lọc các traffic từ các phần mềm tự động, từ đó ảnh hưởng đến phần phân tích chỉ số hành vi người dùng

    · Các công cụ thuộc nhóm Outbound Analytics:

    + Alexa: Hiện nay, khi nhắc tới Alexa thì là nói đến trang web xếp hạng của các website trên toàn thế giới, hay thứ hạng của các website theo từng quốc gia. Tuy nhiên với phiên bản trả tiền, Alexa cũng cung cấp các tính năng như phân tích và lên plan từ khóa cho doanh nghiệp, kiểm tra thông tin các đối thủ

    + Quancast: Đây cũng là công cụ thống kê website nổi tiêng. Tuy về xếp hạng website thì không chính xác bằng Alexa và SimilarWeb, nhưng Quancast cũng cung cấp các thông tin cơ bản về hành vi người dùng thông qua việc phân tích các kênh truy cập và dữ liệu pixel trên site

    + Compete: Dịch vụ chính của Compete là Site Analytics với những thông tin miễn phí cơ bản như unique visitors mỗi tháng và Search Analytics có tính phí. Compete cũng nổi tiếng với việc cung cấp các dữ liệu về tình hình hoạt động các site đối thủ của bạn.

    + ComScore: ComScore là một trong những công ty hàng đầu về đo lường và đánh giá hiệu quả tiếp thị trực tuyến. ComScore lấy dữ liệu về hành vi cài đặt và sử dụng ứng dụng của người dùng thông qua việc liên kết cộng tác với những nhà cung cấp các ứng dụng thứ 3, để phần mềm theo dõi của Comscore tồn tại trong các ứng dụng và software này như một phần mềm cài đặt phụ.



    · Inbound Analytics tool

    Là các công cụ tracking dựa trên việc lấy dữ liệu nhận trực tiếp từ website, thông qua cơ chế gắn một đoạn code hoặc cài đặt phần mềm của bên thứ 3 vào website của bạn để lấy dữ liệu trả về. Do đặc thù dữ liệu lấy trực tiếp từ các website nên các chỉ số cung cấp từ các công cụ tracking này đa dạng, có ý nghĩa và liên quan trực tiếp tới website hơn so với các công cụ Outbound Analytics tool. Các chỉ số này giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận được thực trạng hoạt động trên site, từ đó chất lượng của các quyết định đưa ra dựa trên các chỉ số này sẽ có hiệu quả cao hơn.

    Trong nhóm các công cụ Inbound Analytics tool lại chia ra các nhóm công cụ nhỏ hơn, bao gồm nhóm Self-hosted software và nhóm SaaS (Software as a Service).

    # Self-hosted software:Là nhóm các phần mềm thống kê chi tiết, cung cấp như một giải pháp phần mềm đóng gói, các doanh nghiệp mua và tự tiến hành cài đặt, host, quản lý dữ liệu. Đại diện tiêu biểu của nhóm công cụ này là IBM Analytics, Piwik, Anglefishstats, Openwebanalytics…

    # Analytics tool dạng SaaS:Là nhóm các công cụ thống kê trực tuyến, cung cấp như một dịch vụ thống kê và phân tích website độc lập. Người dùng sử dụng các công cụ này bằng cách gắn một hoặc nhiều đoạn mã code vào website của họ, sau đó truy cập vào dashboard của các công cụ này để xem dữ liệu thống kê trực tuyến.

    Bản thân trong nhóm SaaS analytics tool này cũng có 2 nhánh nhỏ hơn: nhóm phân tích dữ liệu tổng quan bên ngoài site và nhóm phân tích dữ liệu bên trong site.

    · External Analytic tool: Là các công cụ tập trung chủ yếu vào phân tích các chỉ số tổng quan trên site, các dữ liệu vanity data. Đây là nhóm các công cụ khá phổ biến hiện nay, bao gồm Google Analytics, Clicky, Gaugse.es, Trackenage, Lucyorange, Hitslink…

    · Internal Analytic tool: Là các công cụ đo lường website ở mức độ chuyên sâu, đi từ việc gắn các hành vi của người dùng vào thông tin cụ thể của họ trên site, từ đó đưa đến các chỉ số nhiều chiều và đa dạng. Đây là nhóm công cụ chuyên sâu nhất trong các nhóm công cụ theo dõi và phân tích website, do các dữ liệu báo cáo gắn trực tiếp với thông số và nội dung của site, yếu tố tùy chỉnh cao. Đại diện của nhóm công cụ này là Meotrics, Kissmetrics, Mixpanel, CrazyEgg, Heap…

    Đặc điểm

    Nhóm Self-host (IBM Analytics, Piwik..)

    Nhóm SaaS (GA, Clicky, Meotrics, Kissmetrics, Mixpanel…)

    Độ bảo mật


    Do tự host nên nhóm các công cụ này có tính bảo mật cao hơn, áp dụng cho phân khúc khách hàng cần bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt

    Dữ liệu sẽ được host bởi bên cung cấp dịch vụ thứ 3 nên thường bị quan ngại về mức độ bảo mật (Ở đây được hiểu là bị lộ thông tin với chính bên thứ 3 cung cấp dịch vụ chứ ko phải cung cấp thông tin ra ngoài do nhóm này thường có các chính sách bảo mật nghiêm ngặt ra ngoài)

    Chi phí và nguồn lực

    Tốn nhiều chi phí và nguồn lực, do phải tự host và xử lý dữ liệu

    Tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Chỉ phải chi trả cho lượng truy cập hoặc gói Subcription

    Để hình dung rõ hơn về các nhóm công cụ này, chúng ta so sánh đặc điểm của 2 nhóm công cụ Selft-host và SaaS:


    AQd3Owl.png

    Sơ đồ – Phân loại các công cụ theo dõi, thống kê và phân tích website/ ứng dụng

    3) Chọn lựa công cụ theo dõi, thống kê và phân tích cho doanh nghiệp của bạn

    Vậy mới thấy hệ sinh thái các công cụ phân tích thống kê website không hề nhỏ như bạn nghĩ. Dựa vào phần phân loại bên trên, chúng ta có thể cơ bản nắm bắt được sự khác biệt giữa các công cụ thống kê và phân tích app. Giữa hàng trăm các giải pháp khác nhau đó, đến lượt doanh nghiệp của bạn phải tự cân nhắc để đưa ra được lựa chọn công cụ phù hợp nhất. Các yếu tố sau sẽ giúp bạn xác định được công cụ theo dõi phù hợp:

    · Yêu cầu về nghiệp vụ theo dõi & thống kê

    Trước hết cần xác định nghiệp vụ tracking cụ thể bạn đang cần theo đuổi là gì. Ví dụ như bạn cần phân tích thứ hạng của mình so với đối thủ, hãy chọn Compete, nhưng muốn nghiên cứu sâu xem các khách hàng của bạn đến từ campaign nào và họ làm những gì trên site, hãy chọn Meotrics. Hoặc muốn xem Heatmap, các visual tracking, chọn Crazyegg, App Sumo…

    Để làm được điều đó, bạn cần có một tư duy tổng quát về các công cụ thống kê và hiểu biết nhất định.

    · Mức độ ưu tiên về bảo mật

    Nếu doanh nghiệp của bạn ko muốn lộ thông tin kể cả chỉ với một bên trung gian thứ 3, hãy chọn giải pháp tự host. Tuy nhiên, xét về chi phí – nguồn lực và xu hướng hiện tại, các site đều sẵn sàng sử dụng các công cụ thống kê dạng SaaS để tracking và phân tích site do lợi thế tùy chỉnh, tiết kiệm thời gian vaf khả năng support.

    · Mô hình kinh doanh

    Mô hình kinh doanh hiện tại của bạn là gì? Ecommerce? SaaS? Mobile app? Hay các site cung cấp dịch vụ trực tuyến? Mỗi công cụ đều có nhóm thị trường ngách khác nhau: Clicky & Mixpanel cho ứng dụng mobile, Meotrics & Kissmetrics cho Ecommerce & SaaS…

    · Chi phí & nguồn lực

    Free hay trả phí? Tự host hay mua dịch vụ của bên thứ 3? Đội ngũ nhân lực về IT của bên bạn có đủ kiến thức và kỹ năng để xử lý vấn đề hay chưa?

    Kết

    Các dữ liệu thống kê và phân tích website có thể không giúp bạn đưa ra một quyết định chắn chắn mang lại thành công cho doanh nghiệp, nhưng luôn là những dữ kiện quan trọng nhất đưa bạn tới gần câu trả lời. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp startup, như Oreilly – tác giả của những cuốn sách nổi tiếng về khởi nghiệp có nói – “In a startup, the purpose of analytics is to find your way to the right product & market before the money runs out”. Hiểu về các công cụ thống kê sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra được các quyết định đúng đắn và đến gần hơn tới thành công.

    ...

Ủng hộ diễn đàn