Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Tổng hợp và giải thích các lỗi giao thông bắt láo khiến bà con mất tiền oan

Chủ đề thuộc danh mục 'Kiến thức bổ ích khác' được đăng bởi xversion1, 5/5/16.

Lượt xem: 20,947

  1. xversion1 Thành viên cấp 3

    Mục lục:

    Ngỏ lời

    1. Lỗi sai làn
    2. Lỗi xi nhan
    3. Lỗi không có giấy tờ
    4. Lỗi bắn tốc độ
    5. Lỗi liên quan đến vạch mắt võng (kẻ chéo đan xen nhau) trong nội thành
    6. Lỗi đè vạch liền ở các ngã tư
    7. Lỗi không chấp hành hướng đi theo mũi tên của đèn tín hiệu
    8. Lỗi được xxx giải thích bằng Điều 13 Luật GTĐB
    ...

    Trước hay có các thánh nói “đi đúng luật thì sợ gì bố con thằng nào”, hoặc “đã bị vẫy vào là kiểu gì cũng có tội.” Giờ là thời đại của phim siêu anh hùng, phim viễn tưởng nên đi đúng luật vẫn mất tiền như thường, trong sạch nhưng vẫn bị vẫy vào. Bắt nhầm đang là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Mình tổng hợp những lỗi mà các chiến sỹ CSGT hay vô tình bắt nhầm, phạt nhầm nhưng bà con mất tiền thật để cẩn thận mà tránh. Nhất thời không nhớ ra được hết các lỗi nhầm này nên khi nhớ ra hoặc được bà con báo giúp thì mình sẽ update liên tục.

    Chú ý là để nói được với các anh chiến sỹ CSGT từ bị bắt lỗi nhầm trở thành lỗi đúng hoặc không có lỗi thì trong tâm lý bà con phải luôn sẵn sàng chịu tránh nhiệm 100% về lỗi của mình (nếu có), còn nếu bà con cứ sợ mình mà cãi là các anh ấy tức lên các anh ấy không tốt bụng lấy tiền túi ra mà chịu cho mình một nửa tiền phạt nữa (ăn chia 50/50) thì muôn đời bà con mất tiền oan.

    Bà con nhớ nguyên tắc là nếu lỗi không có trong NĐ 171 thì không phạt được. Trường hợp mình không nhớ được NĐ thì phải đòi quyết định xử phạt hoặc biên bản có ghi rõ lỗi để về tra cứu lại sau rồi khiếu nại (nếu lỗi không đúng). Đừng ngại việc giữ giấy tờ, có biên bản cũng như giấy tờ vẫn đi bình thường (trừ khi hết hạn).

    Mỗi vấn đề liên quan đến luật mình đều ghi rõ điều khoản nào tại văn bản nào để bà con tiện tra cứu kiểm tra. Nhưng do hiểu biết về luật của mình cũng có hạn nên nếu còn thiếu sót mong bà con góp ý bổ sung. Note trong bài:

    NĐ 171 = Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
    QC 41 = Quy Chuẩn Việt Nam 41: 2012/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ.
    Luật XLVPHC = Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 15/2012/QH13
    NĐ 165 = Nghị Định 165/2013/NĐ-CP Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
    TT 24 = Thông Tư 24/2013/TT-BKHCN QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

    xxx = các anh chiến sỹ CSGT (viết vậy cho ngắn).
    Bắt bậy, vợt láo, vẫy láo... = vô tình dừng nhầm xe do phân tán vì chuyện gia đình.

    1. Sai làn
    a. Bắt lỗi sai làn khi không có biển phân làn.
    Bà con xem ở đây: http://forum.vietdesigner.net/threa...-mat-tien-oan-cho-canh-sat-giao-thong.108967/

    b. Bắt lỗi sai làn liên quan đến mũi tên chỉ hướng ở các ngã 3, ngã 4... (vạch 1.18 trong QC 41), có thể có thêm biển 411
    Vạch 1.18 vẽ trên mặt đường để hướng dẫn hướng đi trên làn đó (hình)

    fIInmij.jpg 5RMUmDF.jpg
    Vạch 1.18 trên đường
    Giả sử bà con đỗ ở làn có vẽ mũi tên hướng sang phải nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xxx bắt và nói là lỗi sai làn, nhưng đây không phải là lỗi sai làn mà là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường vì vạch này được định nghĩa là “Chỉ dẫn hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau.” (Phụ lục H, phần H.2, điểm s QC 41), nghĩa là nó chỉ mang tính chất chỉ dẫn hướng đi ở nơi giao nhau cho làn đó chứ không phân làn, nếu bà con không đi đúng hướng là không tuân theo vạch. Mức phạt lỗi này nhẹ hơn nhiều. Lỗi này với ô tô là 100-200k (Điều 5, khoản 1, điểm a NĐ 171), xe máy là 60-80k (Điều 6, khoản 1, điểm a NĐ 171) trong khi lỗi sai làn lần lượt là 800-1200k treo bằng 30 ngày (Điều 5, khoản 4, điểm c; khoản 11, điểm b 75 NĐ 171) và 200-400 (Điều 6, khoản 4, điểm g NĐ 171).

    c. Bắt lỗi sai làn dựa vào biển phân làn chế (xe chế thì bị gô cổ, biển chế thì không sao lại dùng để phạt người được!!! Mother of law)

    Biển phân làn phải là biển 412 (QC 41) treo trên giá long môn
    vQ2jyLJ.jpg
    Mọi biển khác nhìn “như là” dùng để phân làn thì chỉ coi như là hướng dẫn thêm cho người tham gia giao thông chứ không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt nên xxx không thể dựa vào nhưng biển này để phạt tiền bà con được. Một số ví dụ biển đểu (định search cả biển xịn minh họa mà ko tìm được cái ảnh nào :v)
    acoEPLH.jpg
    Hàng tự chế
    LPGzwhj.jpg
    Hàng tự chế
    mlJrl8J.jpg
    Biển này mình gặp ở đường Nguyễn Văn Linh bên Gia Lâm
    tNeH3hl.jpg
    Biển này gặp trên đường Kim Mã, trong nội thành Hà Nội nhiều đường dùng

    [​IMG]
    Biển khá xịn trên đường Võ Chí Công. Chỗ này hơi thối lan tỏa không gian không hiểu sao người dân vẫn sống được.


    d. Bắt lỗi sai làn dựa vào biển có trong QC 41/2012 nhưng được dùng không đúng chức năng.
    Đó là hai biển này, hay được dùng để phân làn:​
    [​IMG]
    Biển 403
    Biển này được quy định rõ trong QC 41/2012:
    E.3 Biển số 403a "Đường dành cho ô tô ” và Biển số 403b “Đường dành cho ô tô , xe máy"
    a) Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô đi lại, phải đặt biển số 403a "Đường dành cho ôtô"
    b) Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy) đi lại phải đặt biển số 403b "Đường dành cho ôtô, xe máy".
    Biển này tuy đúng chuẩn nhưng dùng để phân làn là không đúng chức năng vì biển này có tác dụng cho đường-nghĩa là bao gồm nhiều làn trong đó-chứ ko có tác dụng riêng cho rừng làn.
    Ví dụ:​
    [​IMG]
    Dùng biển 403 phân làn ô tô, xe máy thế này là sai chức năng. Đường gần về Nam Định.

    [​IMG]
    Dùng biển như này có thể được, cắm biển 403b ở đầu đoạn đường (cầu vượt) để chỉ dẫn đây là đường (bao gồm các làn) dành cho ô tô và xe máy.
    2. Lỗi xi nhan: xi nhan sớm, đi thẳng xi nhan...

    Mình đã đọc hai trường hợp bị hai lỗi như trên. Trong NĐ 171 chỉ quy định lỗi không có tín hiệu (xi nhan) khi chuyển hướng, chuyển làn chứ không có lỗi nào là xi nhan nào khác. Lỗi không xi nhan khi chuyển làn ô tô phạt 300-400k (Điều 5, khoản 2, điểm a NĐ 171), xe máy 80-100k (Điều 6, khoản 2, điểm a NĐ 171) và không xi nhan khi chuyển hướng ô tô phạt 600-800k (Điều 5, khoản 3, điểm c NĐ 171), trên đường cao tốc là 800-1200k giữ bằng 30 ngày (Điều 5, khoản 4, điểm i; khoản 11, điểm b NĐ 171), xe máy 200-400k (Điều 6, khoản 4, điểm a NĐ 171)

    3. Lỗi không có giấy tờ

    Có hai loại lỗi nếu khi bạn yêu cầu được kiểm tra mà không xuất trình được giấy tờ đó là không mang theo giấy tờ và không có giấy tờ. Khi bạn không mang theo nhưng xxx phạt bạn lỗi không có thì nặng hơn rất nhiều (riêng bảo hiểm thì không mang phạt như không có)

    Lỗi quên không mang: Xe máy 80-120k/loại (Điều 21, khoản 2 NĐ 171). Ô tô 200-400k/loại (Điều 21, khoản 3 NĐ 171) và với bảo hiểm là 400-600k (Điều 21, khoản 4, điểm b NĐ 171).

    Lỗi không có

    - Xe máy:
    + Bằng lái xe: 800-1200k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 21, khoản 5; Điều 75, khoản 1, điểm h NĐ 171)
    + Đăng ký xe: 300-400k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 17, khoản 3, điểm a; Điều 75, khoản 1, điểm e NĐ 171)
    - Ô tô:
    + Bằng lái xe: 4000-6000k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 21, khoản 7, điểm b; Điều 75, khoản 1, điểm h NĐ 171)
    + Đăng ký xe: 2000-3000k (Điều 16, khoản 4, điểm a), giữ bằng 1 tháng (Điều 16, khoản 6, điểm a NĐ 171), giữ xe 7 ngày (Điều 75, khoản 1, điểm đ NĐ 171)

    4. Lỗi tốc độ

    Lỗi này là lỗi phạt khá nặng, đặc biệt là với ô tô nên khi bà con bị bắt lỗi này cần yêu cầu được chứng minh lỗi theo theo Điều 3, khoản 1, điểm đ Luật XLVPHC để bảo đảm quyền lợi nếu không sẽ mất tiền oan khá nhiều:

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Lỗi này chứng minh bằng hình ảnh có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt, nếu xxx không cho xem đc hình ảnh thì không nhận lỗi. Đem mỗi cái máy không ra dọa thì không được vì theo Điều 5, khoản 1, điểm a và Mục I phần Phục lục của NĐ 165 thì máy bán tốc độ phải là “ Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh.”

    Nếu xxx cho xem hình ảnh xe bà con chạy quá tốc độ quy định thì cần kiểm tra xem hình ảnh này có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt không:

    - NĐ 171 chỉ có quy đinh xử phạt khi xe quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên, nếu hình ảnh ghi dưới 5km/h thì chưa bị phạt.
    - Ảnh xe bị chụp có đúng là quá tốc độ cho phép từ 5km/h trở lên ở đoạn đường tương ứng không? Vì nhiều khi xxx có thể bắn tốc độ ở đoạn đường cho chạy tốc độ cao rồi dùng hình ảnh đỏ để bắt phạt ở một đoạn đường khác giới hạn tốc độ thấp hơn.
    - Ảnh đúng là xe của bà con không? Có thấy rõ biển số không. Nhiều khi trời tối xxx bắn tốc độ ảnh đen xì mà cũng lôi ra làm bằng chứng.

    Nếu hình ảnh OK rồi thì bà con cần kiểm tra xem máy bắn tốc độ có đúng chuẩn đã được kiểm định và còn hạn không. Vì nếu máy hỏng, máy bắn sai thì không có lý do gì để dựa vào kết quả từ máy để xử phạt được cả. Điều 9, khoản 1 NĐ 165 quy định rõ máy bắn tốc độ phải được kiểm định.

    Máy được kiểm định sẽ có tem kiểm định dán trên thân máy và giấy chứng nhận kiểm định (Điều 39, TT 24), nội dung và hình thức của tem theo Mẫu số 16 TT 24. Trong đó phần bà con cần chú ý là thời hạn giá trị của kiểm định, nếu không có hoặc hết thời hạn thì tem không có giá trị.
    Yyex4C2.jpg
    Tem và giấy chứng nhận kiểm định
    Tóm lại, nếu không có đủ những yếu tố là có hình ảnh chứng minh vi phạm hợp lệ từ máy bắn tốc độ có ghi hình ảnh đã được kiểm định và còn đát (dựa và tem và giấy hợp lệ) thì không đủ căn cứ để nói bà con vi phạm tốc độ ở mức bị phạt.
    Lưu ý bà con nếu xxx lấy lý do là máy ở xa, quên giấy...thì bà con cần kiên quyết yêu cầu cho xem nếu ko ko nhận lỗi, đừng nhận rồi bảo cho xem sau là chết (khi ký biên bản cần ghi rõ tình trạng hiện tại là chưa có bằng chứng gì). Nếu có xung đột cần khiếu nại thì cần chụp lại máy, tem, giấy cẩn thận, chú ý đến đặc điểm riêng của máy, vết xước chẳng hạn. Vì khi bắn các chú dùng máy không chuẩn nhưng khi khiếu nại lại đưa bằng chứng ra máy khác chuẩn như Lê Duẩn thì bỏ mịa.

    Mức phạt lần lượt với các khung quá tốc độ (km/h) theo NĐ 171: từ 5 đến dưới 10/10 đến 20/20 đến 35 với ô tô và trên 20 với xe máy/ trên 35 với ô tô
    - Ô tô (Điều 5) : 600-800k (điểm a, khoản 3)/2000-3000k (điểm a, khoản 5)/4000-6000k (điểm a, khoản 6) và giữ bằng 1 tháng (điểm b, khoản 11)/ 7000-8000k (điểm a, khoản 7) và giữ bằng 2 tháng (điểm c, khoản 11)
    - Xe máy (Điều 6): 100-200k (điểm c, khoản 3)/500-1000k (điểm a, khoản 5)/2000-3000k (điểm đ, khoản 6) và giữ bằng 1 tháng (điểm b, khoản 10).

    5. Lỗi liên quan đến vạch mắt võng (kẻ chéo đan xen nhau) trong nội thành

    Vạch này lấy ý nghĩa từ vạch mắt võng số 52 Phụ lục G QC 41, mang ý nghĩ cấm dừng tại nơi vẽ vạch này (đi vào đây là phải đi tiếp). Ở Hà Nội vạch này thường được kẻ sát mép bên phải của ngã tư, thấy bà con bị bắt lỗi vì vạch này trên đường Láng khá nhiều. Kẻ vạch này trong nội thành có nhiều cái sai khiến cho vạch này không có đủ cơ sở pháp lý để dựa vào mà phạt:

    - Vạch này dành cho đường có tốc độ > 60km/h. Trong nội thành chỉ có tốc độ <= 60km/h nên không áp dụng đc.
    - Nhiều chỗ vạch này được kẻ màu trắng trong khi vạch chuẩn trong QC 41 là màu vàng.
    - Vạch này thường được vẽ thêm một vạch 1.18 lồng vào trong trở thành một loại vạch hỗn hợp tự chế không có trong luật.

    Do đó, mọi lỗi phạt dựa trên vạch này đều không đúng. Tuy nhiên khuyến khích bà con nên đi theo vạch này để đảm bảo giao thông thông suốt.
    16y8o90.jpg
    Vạch mắt võng kẻ sai
    còn nữa...

    ...
    Chỉnh sửa lần cuối: 19/6/16
  2. fu.fang

    fu.fang Mới đăng kí

    Trước cũng dính lỗi vạch mắt võng 2 lần, 1 lần là chuyển làn muộn, không chuyển từ đầu của dải mắt võng (do đường đông) => bị phạt.
    lần 2 thì do đi trong vạch mắt võng nhưng "vượt đèn đỏ" =>bị phạt. Cái này thấy hơi vô lý vì theo luật không được dừng, đỗ trên vạch mắt võng mà mình đi thì lại bị lỗi vượt đèn đỏ, có phải mấy ông GT ăn láo không bác ơi
    Thêm 1 cái nữa là mắt võng chuẩn nó trông như nào vậy :D
  3. GiangCoi

    GiangCoi Thành viên cấp 1

    Or3kJAW.jpg
    Bác cho e hỏi chút : đó là khi e đi trên cao tốc Nội Bài , bọn xxx thì làm cái oto chèn hết làn 3, thế là e đang đi phải lượn sang làn 2 ( nhọ là k xinh-an , mà bọn này đứng chó thật, cố tình gài dân)
    E bị tóm, khi viết biên bản nó còn bắt e ký tên chỗ lỗi là "đi sai làn đường", vừa đọc bài của bác thì hình như k phải lỗi vậy.
    Mà sao nó lại bắt e ghi chữ ký + lỗi vậy.
    BÁc cho e hỏi e bị lỗi gì phạt ntn z.
    Tks bác
  4. Gonhoang216

    Gonhoang216 Thành viên cấp 2

    Rất chi tiết , cám ơn bác rất nhiều :D
    xversion1 thích bài viết này
  5. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    fu.fang 1. Nếu trong khu dân cư, đường có tốc độ <= 60 km/h thì bạn không bị lỗi gì cả ngoài lỗi vượt đèn đỏ vì vạch mắt võng không được áp dụng.
    2. Nếu ở đường có tốc độ > 60 km/h thì lần 1 bạn ko phạm lỗi gì cả, ko có lỗi nào là chuyển làn muộn cả, các vạch thuộc vạch mắt võng đều được đè lên. Lần 2 nếu bạn đi thẳng thì bị lỗi vượt đèn đỏ, còn nếu bạn rẽ phải thì về lý thuyết là bạn vẫn vượt đèn đỏ nếu ko có biển cho rẽ phải khi đèn đỏ vì đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường (Điều 3 QC 41), nhưng thực tế nếu csgt bắt bạn khi rẽ phải thì là bẫy người dân vì: 1. ko được dừng do vạch; 2. không được đi do đèn --> mâu thuẫn, ko có phương án di chuyển mà ko mắc lỗi nên thực tế nếu có vạch là được rẽ khi đèn đỏ. csgt bắt thế là bẫy dân, ăn bẩn.
    Vạch mắt võng chuẩn trong Qc 41

    p9Dslbg.png
    fu.fang thích bài viết này
  6. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    GiangCoi Trường hợp của bạn là bẫy xxx đặt trên các đường quốc lộ rất nhiều, nhiều người phản ánh rồi. Dù có biển phân làn hay không thì bạn cũng chỉ bị lỗi chuyển làn ko xi nhan phạt 80-100k (Điều 6, khoản 2, điểm a NĐ 171). Trường hợp ko có biển phân làn thì như mình đã nói, còn trường hợp có biển phân làn thì nó thuộc tình huống bất khả kháng trong Điều 11 Luật XLVPHC nên ko bị xử phạt.

    Lập biên bản phải có ý kiến và chữ ký của người vi phạm mới có giá trị nên bắt bạn ký là đúng rồi, nhưng bạn có thể ghi vào biên bản là tôi ko đồng ý với lỗi trên, sau đó về nhà xem lại luật rồi khiếu nại (nếu ko nhớ luật lúc đó), xxx rất sợ khiếu nại.
  7. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Các bạn có câu hỏi gì hoặc bị bắt lỗi nào mà thấy nghi ngờ ko phục cứ hỏi mình sẽ cố gắng trả lời.
  8. thaksug

    thaksug Mới đăng kí

    bị xxx Hà Nam bắt lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường, kêu 100k mình cũng xì luôn :( có bác nào Thái Bình,Nam Định cẩn thận đoạn hết cao tốc Nam Định - Phủ Lý nhé,xxx hay đứng lắm..
    xversion1 thích bài viết này
  9. hoa nguyen

    hoa nguyen Thành viên cấp 1

    Tại ngã ba Văn Điển chiều đi từ Giáp Bát về Phú Xuyên, xxx hay tóm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường ,đi vào phần rẽ phải từ đường Giải Phóng vào Văn Điển và phạt lỗi đi sai làn đường trong khi không hề có biển báo, bà con chú ý
    xversion1 thích bài viết này
  10. fu.fang

    fu.fang Mới đăng kí

    xversion1 cảm ơn bác, rất chi tiết :D Bác có cái hình biển 412 nào không up lên cho mọi người biết đi. Em search thì ko ra và cũng ko biết biển 412 chuẩn trên giá long môn là như nào
  11. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    fu.fang Biển 412
    WPpyWX4.jpg

    trên giá long môn
    hFSBn4d.jpg
    fu.fang thích bài viết này
  12. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    6. Lỗi đè vạch liền ở các ngã tư

    Ở các ngã tư thường kẻ các vạch liền màu trắng nối với vạch dừng ngang đường để chia làn phương tiện trên cùng một chiều đi như hình (mượn hình trên mạng).
    h2N6qiQ.jpg
    Các vạch liền chia làn trước ngã tư
    Nếu chẳng may bà con đè vào vạch này sẽ bị xxx tóm lỗi đè vạch. Nhìn vào vạch chúng ta có thể thấy đây là vạch liền đơn. Trong QC 41 dành cho đường có tốc độ <= 60 km/h thì vạch liền đơn duy nhất mà cấm đè lên vạch là vạch 1.1 tại Phụ lục H được mô tả (phần H.2, điểm a):

    a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

    Và được minh họa tại phần H.3 điểm a:
    oDjumZV.jpg
    Như vậy, vạch ở ngã tư là vạch liền, màu trắng, có 10 cm hay không thì mình chưa đo thử nên không chắc, nhưng ước lượng bằng mắt thì khoảng cỡ như vậy. Tuy nhiên, vạch ở ngã tư này được kẻ để phân chia các dòng phương tiện cùng chiều nhau chứ không phải ngược chiều nhau như chức năng của vạch 1.1. Do vậy nó không phải vạch 1.1 cấm đè, và thậm chí nó cũng không phải bất cứ vạch nào trong Phụ lục H QC 41. Nếu xxx bắt bà con lỗi do đè vạch này là bắt sai luật, vạch này không có trong QC 41 nên không có cơ sở pháp lý để xử phạt. Nếu bị bắt lỗi này bà con cứ hỏi là vạch này vạch nào, số mấy trong QC 41 đề nghị anh ghi rõ vào biên bản.
  13. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    7. Lỗi không chấp hành hướng đi theo mũi tên của đèn tín hiệu

    Đây là trường hợp của bác này:

    Bị phạt do ko chấp hành hướng đi trên đèn tín hiệu
    Ở đây chú ý:

    - Đường ko có vạch mũi tên chỉ hướng ---> không quy định hướng đi cho làn.
    - Hai đèn tín hiệu rẽ trái và đi thẳng đều xanh ---> không có tín hiệu cấm đi (đỏ) ở bất cứ đèn nào.
    - Bác Xuân Thắng đi thì bị vẫy với giải thích “đèn đi thẳng xanh thì đi bên phần đường đó chỉ được đi thẳng.” (Bỏ qua cách nói sai “phần đường” vì có thể bác chủ nhớ nhầm)

    Dựa vào 3 điểm trên có thể thấy xxx vẫy xe vào vì cho rằng mũi tên trên đèn tín hiệu có chức năng bắt buộc các xe phải di chuyển theo hướng chỉ của mũi tên đó. Điều này không hề quy định tại bất cứ văn bản pháp luật nào, do đó xxx đã phạt sai lỗi. Đèn tín hiệu chỉ báo cho lái xe biết là có được đi hay không chứ không có chức năng quy định hướng phải đi.

    Ở đây, bác Xuân Thắng đã bị phạt lỗi “không chấp hành tín hiệu đèn” là một cách nói rất chung chung, có nhiều trường hợp có thể quy về lỗi này. Do đó, nếu xxx một mực viết quyết định xử phạt thì bà con cần yêu cầu xxx ghi tình huống vi phạm cụ thể hơn để làm cơ sở khiếu nại sau này.
    Chỉnh sửa lần cuối: 19/6/16
    fu.fang thích bài viết này
  14. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    8. Lỗi được xxx giải thích bằng Điều 13 Luật GTĐB

    Mình đọc thấy nhiều bác bị xxx bắt rồi dẫn Điều 13 ra để khép tội sai làn, sai phần đường, có bác còn được xxx giở sách ra cho tự đọc, có cụ thì cãi lúc đầu nhưng xong xxx đem điều 13 ra nói thì lại chịu thua. Cảm giác như Điều 13 được xxx coi như là lệnh bài miễn nhầm, sát thủ sai làn-phần, nhưng đa số trường hợp (nếu không nói là 100% những trường hợp các bác đăng bài bị bắt liên quan đến Điều 13 mà em đã từng đọc) xxx áp dụng Điều 13 hoàn toàn sai, nhưng có thể vì do tâm lý mà các bác không để ý kỹ nên bị xxx bịp. Thực tế Điều 13 quy định về sử dụng làn đường không thể áp dụng trong tất cả các loại đường. Mình xin trích lại Điều 13 Luật GTĐB:

    Điều 13. Sử dụng làn đường
    1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
    2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
    3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

    Các bác chú ý những chỗ in đậm, nếu đường không thỏa mãn những điều kiện in đậm thì không thể mang Điều 13 ra áp dụng được. Mình xin lấy một số ví dụ:​
    kCm3OoZ.jpg
    Đường này chỉ có 1 làn cho xe đi cùng chiều nên không thể áp dụng khoản 1. Không phải đường 1 chiều nên cũng không thể áp dụng khoản 2.
    auTncd6.jpg
    Đường này chỉ có 1 làn cho xe đi cùng chiều nên không thể áp dụng khoản 1. Không phải đường 1 chiều nên cũng không thể áp dụng khoản 2.
    b5wMWXk.jpg
    Đường rộng nhưng không có vạch kẻ phân làn. Đường này chỉ có 1 làn cho xe đi cùng chiều nên không thể áp dụng khoản 1. Không phải đường 1 chiều nên cũng không thể áp dụng khoản 2.
    NRgTuct.jpg
    Đường này là đường một chiều nhưng không có vạch kẻ phân làn nên không áp dụng đc khoản 2.​
    Tóm lại, các bác chú ý nếu chiều đi của mình không có nhiều làn đường thì không thể đem khoản 1 và 2 ra để phạt lỗi sai làn được.
    Khoản 3 là áp dụng cho tốc độ xe thật sự đang di chuyển trên đường chứ không áp dụng cho vận tốc tối đa theo biển báo hoặc Thông tư 91.
    Các bác chú ý một nửa của đường đôi (đường có giải phân cách giữa) chỉ cho đi một chiều nhưng không phải là đường một chiều (nên không thể áp dụng khoản 2 đc). Đường một chiều là đường phải đặt ở đầu đường biển chỉ dẫn 407a (vì giả sử trên đường ko có xe nào để nhìn, lại ko đặt biển thì bố ai biết là mấy chiều)
    7PFAl20.jpg
    Biển 407 chỉ dẫn đường 1 chiều.​
    Ví dụ về đường có thể áp dụng Điều 13:
    ElY1VKo.jpg
    Có thể áp dụng khoản 2 vì có 2 làn cho đi cùng chiều. Không áp dụng khoản 1 vì là đường 2 chiều.
    1NU8tHt.jpg
    Đường này có thể áp dụng cả khoản 2 (vì có nhiều làn) và khoản 1 (vì là đường 1 chiều).​
  15. tranchinhhh

    tranchinhhh Mới đăng kí

    bài viết rất hay 1 like cho bạn!
Từ khóa:

Ủng hộ diễn đàn