Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Trẻ em bị viêm lợi do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ - Mua bán về design' được đăng bởi khietnguyen, 25/3/20.

Lượt xem: 516

  1. khietnguyen Mới đăng kí

    Lợi (nướu) bị sưng đỏ, đau, dễ chảy máu và kèm hôi miệng là tình trạng báo hiệu bé đang bị viêm lợi. Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong điều trị và phòng tránh viêm lợi cho con.

    [​IMG]

    I - Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng của bé. Các mảng bám này chứa các loại loại vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và hỏng nướu răng. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây viêm lợi như:

    - Mọc răng: Khi con mọc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi. Tình trạng này chỉ có tính chất tạm thời. Thường gặp khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, bắt đầu mọc răng vĩnh viễn.

    - Sang chấn: Viêm lợi thường gặp do các sang chấn cơ học như: xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng,…

    Chải răng không đúng cách hoặc ăn nhiều đồ cay nóng cũng là nguyên nhân gây viêm lợi cho trẻ.

    II - 5 loại viêm lợi mà trẻ thường mắc phải

    Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm lợi sẽ được chia thành 5 loại cơ bản:

    - Viêm lợi thông thường: là dạng phổ biến. Nó mang tính chất tạm thời rất nhanh khỏi nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.

    - Viêm lợi do các bệnh về máu: Khi trẻ mắc các bệnh về máu rất dễ bị viêm lợi. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

    - Viêm lợi do vi khuẩn: Thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 5, nhất là những trẻ có đề kháng kém. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Herpes gây ra.

    - Viêm lợi do dùng thuốc: Trường hợp này trẻ có thể tự khỏi, tuy nhiên nó sẽ khiến con gặp khó khăn khi ăn uống trong vài ngày.

    - Viêm lợi loét hoại tử: Đa số trường hợp viêm lợi do các vi khuẩn, virus xâm nhập khiến bệnh ngày càng tăng nặng, mở rộng mức độ phá hủy mô mềm và mô cứng của lợi dẫn tới hiện tượng viêm loét lợi.

    III - Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em

    Tùy vào từng nguyên nhân và đặc điểm trẻ mà sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi trẻ bị viêm lợi thường có các biểu hiện sau:

    - Lợi sưng phồng, rất dễ chảy máu khi đánh răng và ngay cả khi dùng chỉ nha khoa

    - Răng lung lay

    - Lợi có màu sắc bất thường

    - Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu

    - Lợi tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài

    - Lở loét bên trong má, nướu răng

    - Hơi thở có mùi hôi

    IV - Điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ

    Khi con bị viêm lợi, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị. Việc này không những không trị được tận gốc mà còn khiến bệnh âm ỉ kéo dài. Hiện có một số phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ sau:

    1. Loại bỏ mảng bám và cao răng
    Cha mẹ cần chú ý đưa con đến phòng khám để bác sĩ lấy cao răng. Sau khi đã làm sạch các mảng bám, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.

    2. Dùng thuốc kháng sinh
    Trong trường hợp bé bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bên cạnh việc loại bỏ mảng bám, các bác sĩ sẽ cho bé dùng thêm thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

    Bên cạnh đó, bé cũng có thể dùng thêm nước súc miệng có chứa thuốc hydrogen peroxide, xylocaine hoặc nước muối để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu.

    3. Phẫu thuật
    Nếu bệnh chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Lúc này, có thể phải bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng cho trẻ.

    4. Ghép nướu
    Nếu mô nướu của bé bị tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị được, bác sĩ có thể lấy một mô nướu khỏe mạnh từ một phần khác và đắp vào phần mô bị hỏng. Việc này không những giúp trẻ có nụ cười đẹp, tránh sự ê buốt khi ăn uống mà đồng thời còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: phá hủy mô nướu, phá hủy xương,…

    V - Biện pháp phòng tránh viêm lợi ở trẻ

    Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ là do vi khuẩn trong các mảng bám răng. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng bệnh.

    - Đối với những trẻ còn trong thời gian bú sữa mẹ. Mẹ nên dùng gạc cuốn vào đầu ngón tay làm sạch khoang miệng cho trẻ sau mỗi lần cho bú. Động tác cần làm nhẹ nhàng để tránh gây nôn, trớ cho con.

    - Đối với những trẻ lớn hơn, nên trẻ súc miệng hàng ngày và tập thói quen đánh răng sau khi ăn, 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

    - Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng.

    - Chọn loại kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.

    - Lựa chọn bàn chải có lông mềm, có khả năng chải sạch tất cả các kẽ răng mà không tổn thương đến lợi. Mẹ cần chú ý nên thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần.

    - Hạn chế cho con ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    - Thường xuyên đưa trẻ đến khám răng miệng và lấy cao răng 2 lần/năm.

    - Chế độ ăn uống đầy đủ và thư giãn hợp lý để tăng cường miễn dịch.

    ...

Ủng hộ diễn đàn