Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Vì sao tôi không bao giờ thuê sinh viên mới tốt nghiệp làm thiết kế?

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi dennisph91, 28/3/16.

Lượt xem: 21,852

  1. dennisph91 Thành viên cấp 2

    Bài viết của Lee Morris trên fstoppers.com rất hay về sinh viên ngành nghệ thuật tại sao hay thất nghiệp và nhiều công ty không muốn tuyển dụng.

    Wk03srQ.jpg
    Tôi đã thử qua việc thuê nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về nghệ thuật. Hiện tại, tôi có thể nói rằng các trường nghệ thuật đang đào tạo ra các lứa sinh viên mà hầu hết là sẽ thất nghiệp và chuyển nghề. Tôi biết điều này vì tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự.

    Tôi đã từng mong muốn trở thành Designer

    Tôi đã từng luôn lẩm bẩm rằng:”Mình sẽ là designer, designer, designer…” =)). Tôi biến nó thành hiện thực bằng cách đi học ở trường đại học về nghệ thuật đắt đỏ và trong lớp tôi luôn nằm trong top đầu về design. Giáo sư của tôi rất thích cái style về design của tôi trong khi các sinh viên khác thường ko mạnh khi họ phải làm các project cá nhân và thường thì tôi đạt hạng A cho 95% kết quả các bài design. Nếu nói một cách khiêm tốn hơn thì nếu xét trong cả khoa, nếu tôi không đứng thứ 1 thì cũng trong top 5. Sự tự tin của tôi cứ dần theo thế mà lớn lên, dẫn tới hoang tưởng một cách lố bịch. Tôi thậm chí không thể chờ đợi được cho tới khi tốt nghiệp mà muốn bung ra làm việc ngay lập tức, kiếm hàng chục nghìn dollar mỗi tháng, thậm chí đưa thiết kế logo và quảng cáo của thế giới lên một tầm cao mới – đúng là lố bịch thật :)). Lúc này, tôi nghĩ mình đã là một ai đó, đã biết rất nhiều về design, thế giới cần tài năng của tôi và tôi đã sẵn sàng bước ra.

    Vào mùa hè của năm học cuối, tôi có được 1 cơ hội làm thực tập tại một agency về quảng cáo khá lớn và uy tín. Tôi đã luôn nghĩ mình sẽ là lựa chọn cho các vị trí về sáng tạo trong các buổi họp nhóm dự án. Thế nhưng thay vì vị trí sáng tạo, tôi được giao việc đọc và chỉnh sửa các bản qui trình dự án với một thực tập sinh nữa tới từ 1 trường làng(đh cộng đồng). Tôi nhanh chóng nhận thấy rằng một dự án sáng tạo nó thực sự như thế nào và việc đọc bản thảo, chỉnh sửa là điều quá sức với tôi tại thời điểm đó. Lúc đó, mọi tượng đài tôi tự xây lên cho mình bỗng sụp đổ, và lúc đó thôi thấy kiến thức mình đã biết – cái mớ kiến thức tôi vẫn tự hào lắm khi còn trong nhà trường nó chẳng là gì khi áp vào công việc thực tế. Người bạn thực tập sinh với tôi đã có sự chuẩn bị tốt hơn tôi cả vạn lần và cô ấy cũng tài năng hơn tôi cả tỉ lần, tôi đúng là ếch ngồi đáy giếng. Tôi so sánh porfolio của mình với của cô ấy và nhận ra những sản phẩm của mình giống như của những đứa trẻ phổ thông nghịch ngợm vẽ ra hơn là của một người designer như đồng nghiệp này. Qua 1 đêm, tôi có cảm giác như có kẻ nào đã đánh cắp toàn bộ niềm tự hào của bản thân và sau đêm đó, tôi đã thay đổi mục tiêu của đời mình thay vì trở thành 1 designer vì thực sự, tôi không phải là 1 designer tài năng.

    Bằng cấp và Sự sáng tạo

    Nếu bạn vào các trường đại học và học về các môn như toán, khoa học, lịch sử, vật lý, âm nhạc….bạn có thể học tốt hoặc không, bạn cũng có thể pass các bài test hoặc không. Ở đây không có chỗ cho quan điểm cá nhân hay cái tôi của bạn. Bạn không thể kết bạn với giáo sư và có được điểm số dễ dàng hơn. Bạn cũng không thể nghĩ mình là 1 nhà toán học vĩ đại nếu không giải được một phương trình đơn giản. Kĩ năng và kiến thức của bạn được kiểm tra hàng ngày. Vì vậy, khi bạn tốt nghiệp từ một trường có tiếng, bạn không thể ra trường với 4.0 GPA và không hiểu biết gì nhiều về lĩnh vực bạn được đào tạo. Bạn phải đạt 1 tiêu chuẩn nào đó của trường

    Tuy nhiên, điều này trong lĩnh vực nghệ thuật hoàn toàn không thể áp dụng, bạn có thể chi tới 150.000$ cho việc học hành ở những trường nghệ thuật nổi tiếng. Kết quả là ra trường trong tư thế ngẩng cao đầu trong khi các ngành khác thì tốt nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình học hỏi.

    Tất cả mọi người đều biết 2+2=4. Đáp án của bạn có thể đúng hoặc sai một cách chính xác. “Thế còn Ảnh của bạn có đẹp không ? Bạn diễn xuất có tốt không ?”…thì sao. Không có một câu trả lời nào là đúng hoặc sao hoàn toàn cho bất cứ một tác phẩm nào trong ngành nghệ thuật, hay nói ngắn gọi lại không có cái gì được coi là hoàn toàn xấu hay đẹp. Nó dựa trên quan điểm và sở thích cá nhân nhiều hơn. Nó dẫn tới một hệ quả là khi người khác chê sản phẩm của bạn, bạn tự an ủi mình rằng họ không phải gu của mình.

    kN1AqF1.jpg
    Hãy để thị trường đánh giá bạn Nghệ thuật tới đâu

    Thị trường luôn là thước đo đúng đắn về một sản phẩm. Nếu bạn làm ra 1 tác phẩm nghệ thuật và giữ cho bản thân, tôi ko nói tới điều đấy làm gì. Bạn có dám đưa nó ra để bán không ? Liệu có ai trả tiền cho sản phẩm của bạn không ? Bạn có giọng hát hay nhưng có ai trả tiền để nghe bạn hát không ? Idol thì lắm nhưng không phải ai cũng có thể kiếm ra tiền.

    Bạn có thể chẳng ưa gì Justin Beiber nhưng đĩa của anh ta vẫn bán ầm ầm. Nhiều người ghét Lady Gaga nhưng hít của nàng vẫn đánh chiếm đều đặn các bảng xếp hạng, mặc cho bạn thích hay không. Khi tôi còn là sinh viên ngành design, tôi có 2 fans trung thành là Giáo sư và Bố mẹ tôi(thảm vãi) nhưng vì vài lý do, tôi tự nghĩ mình là món quà của Chúa cho ngành công nghiệp design :)) Từ đó,. lòng tự tôn của tôi đã tự hủy hoại sự nghiệp của mình vì tôi không còn muốn học hỏi thêm nữa.

    Nhân viên tốt nhất là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất

    Chúng ta quay trở lại việc thuê được 1 người làm việc trong lĩnh vực creative. Tôi đã làm việc với rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Những người giúp việc, nhân viên tốt nhất tôi đã từng làm việc đều bắt đầu với rất ít ỏi kiến thức và hiểu biết trong nghề. Yếu tố chính để quyết định việc lựa chọn một con người đó chính là tính cách, sự chăm chỉ và việc luôn hứng thú tìm tòi những cái mới nhưng ít kinh nghiệm với nhiếp ảnh.

    Một người bạn làm trong lĩnh vực video với hơn 15 nhân viên trong công ty đã nói với tôi rằng anh ta sẽ không bao giờ tuyển những người đã được đào tạo bài bản trong lĩnh vực nghệ thuật vì anh ta nghĩ rằng họ sẽ không thể dạy được, họ luôn nghĩ họ biết tất cả về cái họ được đào tạo và ít chịu lắng nghe, học hỏi. Giống như tôi, anh ta thích tuyển những người có nhân cách tốt nhưng gần như tờ giấy trắng.

    Thành thật với bản thân thì bạn mới có thể phát triển được

    Tôi viết bài viết này không với mục đích hạ thấp các sinh viên đang học các ngành nghệ thuật vì tôi biết rằng rất nhiều trường có những khoa đào tạo rất tuyệt vời mà chỉ với một mục đích nhắn tới các bạn:”Đừng ảo tưởng, hãy thực tế“.. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ là ông bà abc gì đó hoành tráng trong lĩnh vực nhiếp ảnh, thiết kế, nghệ thuật diễn xuất….. hãy đưa các sản phẩm của bạn ra bán, Thị trường sẽ có câu trả lời chính xác rằng bạn tài năng tới đâu. Nếu bạn càng nhanh chóng nhận ra mình còn phải học hỏi nhiều thì bạn đang dần đi lên trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Nếu bạn đang làm việc cho một ai đó, hãy xin những lời nhận xét từ những người đi trước. Hỏi xem bạn có thể cải tiến, làm tốt cái này, cái kia ở điểm gì. Dành thời gian cho các dự án cá nhân và sau đó chia sẻ lên mạng và lắng nghe các phản hồi, góp ý. Hãy bình tĩnh với các góp ý về cái chưa tốt, cảm ơn trước hết và sau đó suy nghĩ sau về các nhận xét đó. Các lời khen thường không có giá trị gì.

    Hoặc bạn có thể tiếp tục như bây giờ, tự huyễn hoặc bản thân rằng các sản phẩm của mình là tuyệt vời, mọi người không thấy được vẻ đẹp của nó. Tiếp tục chê bai những thử nghiệm mới của những người khác. Bịa ra đủ lý do kiểu thị trường đang suy thoái nên ko kiếm được việc hay tiếp tục dành thời gian cho ti vi hoặc party thay vì làm việc để phát triển bản thân… đó là tùy ở bạn.

    —————
    Credit
    Original post here from fstoppers.com.
    All images are copy right to @fstoppers.com, except some explicit quotes
    Cover image by Agency EU
    Translated and commented by Chimkudo
    – Bản quyền bài dịch © by Chimkudo | Studio

    ...
    Nghi Hoang, ntphat94, tnghiaqt6 người khác thích bài viết này.
  2. oceankingdom

    oceankingdom Thành viên cấp 2

    Thật là kỳ diệu :)) ông ta tự huyễn hoặc bản thân mình rồi ông ta nghĩ ai cũng như thế. Và ông ta bảo mọi người không được như vậy =)).
    SyaoCrt thích bài viết này
  3. Soullegend

    Soullegend Thành viên cấp 3

    đây là 1 bài điển hình của dạng thiết kế thì giỏi nhưng dạy thì dở! vì có quá nhiều cảm tính trong đấy.
  4. quangai94

    quangai94 Thành viên cấp 1

    Đó là lý do vì sao mình luôn chăm sóc portfolio trên các cộng đồng thiết kế rất có tâm. Mình sẵn sàng đầu tư thời gian cho những dự án tiềm năng mà không lấy một đồng nào bởi mình thấy thích và thể hiện được ý tưởng. Mục đích chính vẫn là xin được học bổng từ những thành quả đó.

    Nhân tiện các bạn vào follow Behance và Dribbble mình luôn nha :x
    https://www.behance.net/LeoLionArt
    https://dribbble.com/leolion
  5. lylymeow

    lylymeow Thành viên cấp 2

    Cảm giác bị rơi xuống đất, mặc dù vẫn đang ở trên mặt đất.
    Bài viết rất hay, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé :P
  6. Nam Bình Nguyễn

    Nam Bình Nguyễn Thành viên cấp 1

    bài viết rất hay và rất đáng để rút kinh nghiệm :) Cám ơn tác giả
  7. Vu Tri

    Vu Tri Thành viên cấp 1

    một bài viết thật sự cần cho mình .cám ơn tác giả
    cho e hỏi e năm nhất và theo ae điều gì cần nhất bây h .để bây h chuẩn bị sẵn con đường luôn ạ
    thank
    vtt
  8. thietran266

    thietran266 Thành viên cấp 1

    oceankingdom Bài viết này rất thực tế và không hề huyễn hoặc hay kỳ diệu gì hết bạn nhé! Tác giả ở đây đang chia sẽ kinh nghiệm tư duy của mình cho đọc giả, theo tui đây là những kinh nghiệm mà ai cũng có thể trải qua nhưng ít ai nói được hay truyền đạt lại. Bài viết giống như 1 tài liệu để mọi người..., ít nhất là những ng làm công việc đồ họa hay thiết kế tham khảo thôi. Bạn có quyền không tham khảo, không tiếp thu, nhưng đừng cố gắng đánh giá cái người đang cố gắng cho bạn kinh nghiệm, tư duy... của bản thân họ.

    Còn nếu bạn đọc rồi, suy nghĩ rồi, và thấy rằng ông tác giả này đang nói vớ vẫn, tự huyễn hoặc mình rồi huyễn hoặc người khác, tư duy áp đặt, không thực tế thì.... CHỨNG MINH ĐÊ... DIỄN GIẢI ĐÊ ... Chứ nói suông 1 câu thì ko nâng "giá trị" của bạn lên xíu nào đâu, nhiều khi còn ngược lại nữa đó!

    Chào Thân Ái!!!
  9. Dog

    Dog Thành viên cấp 1

    Bài viết này rất thực tế và rất rất hay. Bản thân mình đọc xong và sực nhớ lại một quy tắc cực kỳ quan trọng mà trong lịch sử nhân loại đã từng có nhiều trường hợp thực tế. Và nếu bạn là một người giỏi trong trường cũng được, không phải cần giấy trắng như tác giả viết. Dù biết hay không biết gì... Quy tắc 1: LẮNG NGHE. Nghe bằng tất cả giác quan và một lòng chân thành đối với người nói. Mình đang áp dụng, nó rất hữu ích @@.
    thietran266 thích bài viết này
  10. Nghi Moc Chau

    Nghi Moc Chau Thành viên cấp 1

    Mình thấy tác giả nói đúng, là một người rất kinh nghiệm, quan trong nhất vẫn là tính cách và TÂM trong công việc, mình đi làm mấy năm và thấy điều đó là đúng.
  11. oceankingdom

    oceankingdom Thành viên cấp 2

    thietran266 Thế này nhé, bản thân mình là một người không bao giờ tự huyễn rằng mình làm rất tốt, mình giỏi hơn người khác. Và mình cảm thấy người khác đa số cũng không bao giờ tự huyễn hoặc mình như vậy. Vì thế mình nói cái ông ta chia sẻ về một người tự cao tự đại bị rơi khỏi mộng tưởng chỉ áp dụng cho ông ta và một số ít người. Nhưng cái cách ông ta nói thì có vẻ như nó áp dụng cho đa số mọi người. Như vậy mình thấy cách viết của ông ta cực kỳ lố bịch.
    Một số luận điểm của ông ta sai lè lè.
    Ví dụ :
    " Hãy để thị trường đánh giá bạn Nghệ thuật tới đâu "
    Ở luận điểm này ông ta diễn giải rằng nếu tất cả mọi người xung quanh đều nói anh sai, điều đó có nghĩa là anh không đúng, anh nên xem lại bản thân mình. Nếu không nói tới các danh hoạ cổ mà tranh của họ đến khi chết rồi mới có giá, thì chúng ta có thể nhớ ngay đến galile. Đó là những cái tát vang dội của lịch sử dành cho cách diễn giải luận điểm của ông ta.
    Hay " Nhân viên tốt nhất là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất "
    Cái này ai cũng có thể thấy rằng một người có kinh nghiệm nhiều mà tính nết lại tốt từ bé thì kiểu gì cũng là một nhân viên tốt nhất. Như vậy, một nhân viên tốt là một người có tính nết tốt chứ không liên quan gì đến anh ta có kinh nghiệm ít nhất hay anh ta học được ít hay nhiều.
    Qua loa vậy thôi chứ mình cũng không có tranh luận trực tiếp với ông ta mà đi sâu làm gì.
    Tuy nhiên mình thấy rằng văn vẻ của ông ta kém nên không trình bầy tốt nhất những kinh nghiệm của bản thân.
    ntphat94Banana_512 thích bài viết này.
  12. thietran266

    thietran266 Thành viên cấp 1

    oceankingdom Mình nói gắn gọn thôi.
    2 luận điểm của tác giả mà bạn đưa ra:
    Thứ 1: hãy để thị trường đánh giá bạn nghệ thuật tới đâu. Ở đây tui thấy bạn hiễu sai hướng, diễn giải sai ý tác giả luôn. Tác giả nói là nếu bạn giữ tác phẩm đó cho riêng bạn, KHÔNG BÁN thì sao cũng được. Còn nếu bạn là 1 designer nghề nghiệp của bạn là thiết kế, đồ họa, đã là nghề thì phải đào ra tiền. Nếu đại đa số mọi người ko chấp nhận những sản phẩm của bạn thì bạn có đào ra tiền ko? Có thể có! Có thể sẽ có 1 ai đó cùng gu với bạn và họ sẽ mua sản phẩm của bạn. Nhưng người cùng gu với bạn trên đời này tồn tại bao nhiêu người? Vậy dù cho dù bạn "tự tôn" hay cái tôi của bạn lớn đến mức nào nếu muốn sống được nhờ nghề thì phải đi theo xung hướng chung của thị trường. Còn nếu bạn nói bạn làm chỉ vì đam mê, chỉ làm cho vui, cho thỏa mãn bản thân, ko cần nhận xét, đánh giá hoặc chỉ để ý đến đánh giá tốt. Thì bạn nên tiếp tục làm đi nhưng phải có thêm nghê khác để nuôi bản thân nha (có thể bán vàng cũng đc). Còn nếu ko, tui nghĩ bạn sẽ ko đợi đc tới lúc bạn tạo ra xung hướng mới bằng việc kết hợp vector và bitmap đâu.

    Thứ 2: nhận viên tốt nhất luôn là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất. Nếu bạn là 1 người có nhiều kinh nghiệm, tui khẳng định với bạn là càng nhiều kinh nghiệm sẽ đi đôi với càng nhiều tự tin. Mà khoản cách giữ tự tin với tự cao rất mỏng (cái này đúng với hầu hết con người), vậy nếu đứng ở vị trí nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì giữa 2 người. 1 là chưa có kinh nghiệm, chưa tự tin, nhưng có thể đào tạo, tăng tự tin. 2 là có nhiều kinh nghiệm, rất tự tin, có khả năng đang rất tự cao. Bạn có dám đánh cược hay chọn phương pháp an toàn? Nếu bạn dám chọn đánh cược thì tui thấy rằng bạn nên làm "người nghệ sĩ" đừng làm nhân viên thiết kế hoặc nhà thiết kế nhé.
    Chỉnh sửa lần cuối: 31/3/16
    quangai94 thích bài viết này
  13. quangai94

    quangai94 Thành viên cấp 1

    #11

    Designer là người truyền tải thông điệp, tạo ra những cái mà mọi người có thể hiểu, có thể chấp nhận và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Còn nếu bạn là một artist thì tư duy tự tôn như vậy mình không ý kiến gì.

    Mình là một người khá tự tin. Từ năm 19 tuổi mình đã kiếm tiền được từ công việc thiết kế trên mạng, bởi vậy mình cũng tự huyển hoặc bản thân như thế hơn cả năm trời cho tới khi bắt đầu xin vào làm việc tại một agency và cảm thấy mình như con tép giữa lòng đại dương vậy. Giờ thì mình cũng phần nào định hình được bản thân và biết mình đang ở đâu rồi. Tạ ơn Chúa vì đã có những con người kiên nhẫn với tính tự kiêu đó của mình mà giúp mình tiến bộ tới giờ :P
    Chicken, tienthanh.jlwthietran266 thích bài viết này.
  14. oceankingdom

    oceankingdom Thành viên cấp 2

    quangai94 Không hiểu bạn đọc chỗ nào lại suy ra mình có tư duy tự tôn ? Bạn có hiểu nghĩa của từ tự tôn không vậy ?
    Bạn đã có kinh nghiệm, bây giờ nếu một người muốn thuê bạn và bạn của năm 19 tuổi. Bạn nghĩ họ sẽ thuê ai trong hai người ?
    Để mình nhắc bạn nhớ, ông ta cho rằng nhân viên ít kinh nghiệm sẽ tốt hơn.
    thietran266 :
    " Thị trường luôn là thước đo đúng đắn về một sản phẩm. Nếu bạn làm ra 1 tác phẩm nghệ thuật và giữ cho bản thân, tôi ko nói tới điều đấy làm gì. Bạn có dám đưa nó ra để bán không ? Liệu có ai trả tiền cho sản phẩm của bạn không ? Bạn có giọng hát hay nhưng có ai trả tiền để nghe bạn hát không ? Idol thì lắm nhưng không phải ai cũng có thể kiếm ra tiền.

    Bạn có thể chẳng ưa gì Justin Beiber nhưng đĩa của anh ta vẫn bán ầm ầm. Nhiều người ghét Lady Gaga nhưng hít của nàng vẫn đánh chiếm đều đặn các bảng xếp hạng, mặc cho bạn thích hay không. Khi tôi còn là sinh viên ngành design, tôi có 2 fans trung thành là Giáo sư và Bố mẹ tôi(thảm vãi) nhưng vì vài lý do, tôi tự nghĩ mình là món quà của Chúa cho ngành công nghiệp design :)) Từ đó,. lòng tự tôn của tôi đã tự hủy hoại sự nghiệp của mình vì tôi không còn muốn học hỏi thêm nữa.
    "
    Bạn nói :
    " Tác giả nói là nếu bạn giữ tác phẩm đó cho riêng bạn, KHÔNG BÁN thì sao cũng được. Còn nếu bạn là 1 designer nghề nghiệp của bạn là thiết kế, đồ họa, đã là nghề thì phải đào ra tiền. Nếu đại đa số mọi người ko chấp nhận những sản phẩm của bạn thì bạn có đào ra tiền ko?
    "
    Còn tôi nói :
    " Ở luận điểm này ông ta diễn giải rằng nếu tất cả mọi người xung quanh đều nói anh sai, điều đó có nghĩa là anh không đúng, anh nên xem lại bản thân mình. Nếu không nói tới các danh hoạ cổ mà tranh của họ đến khi chết rồi mới có giá, thì chúng ta có thể nhớ ngay đến galile. Đó là những cái tát vang dội của lịch sử dành cho cách diễn giải luận điểm của ông ta.
    "
    ---------------- Chúng ta bàn lại vấn đề này -------------------
    Trước hết, mình nhắc nhở bạn rằng ông ta không nói đến designer. Hãy đọc lại cả bài và bạn sẽ thấy ngay từ đầu rằng ông ta nói đến " sinh viên ngành nghệ thuật ". Vậy nếu tôi đánh giá bài viết của ông ta dựa trên cái nhìn của tổng thể ngành nghệ thuật còn bạn đánh giá bài viết dựa trên quan điểm một designer. Chúng ta thật phí công khi tranh cãi với nhau khi bạn còn nhầm lẫn cả đối tượng ông ta nói đến.
    Đi sâu hơn một chút : ( Thị trường luôn là thước đo đúng đắn về một sản phẩm ), vậy tranh của nhiều nhà danh hoạ cổ khi chết rồi mới có giá thì thị trường nằm đâu khi đánh giá tác phẩm của họ ? Và dĩ nhiên, người có lòng tự tôn như ông ta không chiếm đa số trong số các sinh viên nghệ thuật ra trường. ( Nếu ông ta thấy bài viết của ông ta áp dụng kinh nghiệm với đa số mọi người thì quá sai lầm ).

    Luận điểm thứ hai của bạn :
    " nhận viên tốt nhất luôn là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất. Nếu bạn là 1 người có nhiều kinh nghiệm, tui khẳng định với bạn là càng nhiều kinh nghiệm sẽ đi đôi với càng nhiều tự tin. Mà khoản cách giữ tự tin với tự cao rất mỏng (cái này đúng với hầu hết con người), vậy nếu đứng ở vị trí nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì giữa 2 người. 1 là chưa có kinh nghiệm, chưa tự tin, nhưng có thể đào tạo, tăng tự tin. 2 là có nhiều kinh nghiệm, rất tự tin, có khả năng đang rất tự cao. Bạn có dám đánh cược hay chọn phương pháp an toàn? Nếu bạn dám chọn đánh cược thì tui thấy rằng bạn nên làm "người nghệ sĩ" đừng làm nhân viên thiết kế hoặc nhà thiết kế nhé.
    "
    Bạn làm mình hơi ngạc nhiên.
    Mình đứng ở vị trí nhà tuyển dụng thì chả liên quan gì đến " người nghệ sĩ " hay " nhà thiết kế ".
    Mình là nhà tuyển dụng, là người cần người làm thuê cho mình chứ không phải mình đi tìm đệ tử, cũng không đi làm thuê cho ai khác. Sao mình cần người mà mình phải dạy người ta làm ? Bạn thử hỏi bất cứ vị giám đốc hay trưởng phòng nào xem người ta có lựa chọn tuyển người không biết việc không khi có người biết việc để người ta tuyển.
    Hãy tỉnh lại đi, kể cả bạn tự tin, bạn có lòng tự tôn cao ngất cùng kinh nghiệm rất nhiều. Không làm được việc thì bạn nghỉ, không làm được việc bạn sẽ bị chỉ trích. Không ai quan tâm bạn tự tôn đến mức nào. Nếu vậy người không có kinh nghiệm vào việc thì sao ? Người ta không cho bạn cơ hội để thử luôn chứ đừng đợi người ta dạy bạn làm thế nào.
    Mình nhắc lại một lần nhé, trên vị trí người tuyển dụng mình sẽ không bao giờ tuyển người nói rằng " em sẽ học hành chăm chỉ và cần mẫn " mà mình chỉ tuyển người nói rằng " em làm được việc, việc em làm được như thế này ... "
    ĐỪNG NGÂY THƠ NHƯ VẬY.
  15. rungtram2014

    rungtram2014 Thành viên cấp 4

    ý kiến cá nhân mình thấy đoạn này rất hây và chính xác với các nhà tuyễn dụng

    Bạn làm mình hơi ngạc nhiên.
    Mình đứng ở vị trí nhà tuyển dụng thì chả liên quan gì đến " người nghệ sĩ " hay " nhà thiết kế ".
    Mình là nhà tuyển dụng, là người cần người làm thuê cho mình chứ không phải mình đi tìm đệ tử, cũng không đi làm thuê cho ai khác. Sao mình cần người mà mình phải dạy người ta làm ? Bạn thử hỏi bất cứ vị giám đốc hay trưởng phòng nào xem người ta có lựa chọn tuyển người không biết việc không khi có người biết việc để người ta tuyển.
    Hãy tỉnh lại đi, kể cả bạn tự tin, bạn có lòng tự tôn cao ngất cùng kinh nghiệm rất nhiều. Không làm được việc thì bạn nghỉ, không làm được việc bạn sẽ bị chỉ trích. Không ai quan tâm bạn tự tôn đến mức nào. Nếu vậy người không có kinh nghiệm vào việc thì sao ? Người ta không cho bạn cơ hội để thử luôn chứ đừng đợi người ta dạy bạn làm thế nào.
    Mình nhắc lại một lần nhé, trên vị trí người tuyển dụng mình sẽ không bao giờ tuyển người nói rằng " em sẽ học hành chăm chỉ và cần mẫn " mà mình chỉ tuyển người nói rằng " em làm được việc, việc em làm được như thế này ... "
    ĐỪNG NGÂY THƠ NHƯ VẬY.

    đoạn này dành riêng cho nhà chuyên tuyễn sinh viên thực tập thôi

    Luận điểm thứ hai của bạn :
    " nhận viên tốt nhất luôn là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất. Nếu bạn là 1 người có nhiều kinh nghiệm, tui khẳng định với bạn là càng nhiều kinh nghiệm sẽ đi đôi với càng nhiều tự tin. Mà khoản cách giữ tự tin với tự cao rất mỏng (cái này đúng với hầu hết con người), vậy nếu đứng ở vị trí nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì giữa 2 người. 1 là chưa có kinh nghiệm, chưa tự tin, nhưng có thể đào tạo, tăng tự tin. 2 là có nhiều kinh nghiệm, rất tự tin, có khả năng đang rất tự cao. Bạn có dám đánh cược hay chọn phương pháp an toàn?

  16. Vu Tri

    Vu Tri Thành viên cấp 1

    wow có chuyện vớ vẩn này mà cãi nhau kịch liệt ghê .mỗi người mỗi ý thôi mà sao phải đặt cái TÔI của Mình lên Người Khác thế .
    này nhé tranh thì có trường phái này trường phái nọ . thiết kế thì có phong cách này phong cách nọ đúng không.
    đọc tới đây thì CƯỜI :) :) :) cái nào .

    mình chưa phải là 1 thiết kế viên nhưng ... Mình chỉ biết kinh nghiệm là thứ quan trọng và sáng tạo là thứ kiên quyết .vậy thôi :)

    đúng thì cho cái VỖ TAY nào không thì CƯỜI cho vui coi như kẻ thiếu hiểu biết lắm lởi nhé :D

    ps: Cái này spam thiệt nha mod mai mình xóa :D
  17. thietran266

    thietran266 Thành viên cấp 1

    Ôi bạn! Thực ra là tranh luận chứ đâu cãi nhau đâu bạn! Vu Tri. Có điều tui đang rất lười tranh luận với những kẻ lúc nào cũng cho mình là đúng, thích nói và không thích lắng nghe. Nên ... whatever ... nói nữa vô ích, tốn chất xám! Cứ vậy đi ha, tiếp tục không tiếp thu và liên tục chứng minh những ý kiến bất đồng quan điểm với mình là sai đi! Bạn sẽ thành công rực rỡ!!! See ya oceankingdom . À với lại con rùa biển đó khá đẹp đó! Vi diệu!!!
  18. oceankingdom

    oceankingdom Thành viên cấp 2

    :)) Thực ra với đầu óc như bạn thì mình cũng không tin bạn có thể phản bác được bất cứ luận điểm nào mình đưa ra. Không phản biện được lập tức chuyển sang nguỵ biện luôn là cách của những con bò thể hiện chất xám của mình nhiều tới đâu. Đúng là tư duy của người làm thuê ngồi chém gió bên cốc trà đá. =))
  19. thanhlapcongty-ACSC

    thanhlapcongty-ACSC Mới đăng kí

    ôi, tâm trạng chung của một thời trẻ trâu đây mà, khi ra môi trường tiếp xúc và va chạm nhiều , gặp nhiều designer khác rồi mới biết trình độ của mình đến đâu. một designer giỏi cần có tài năng , sáng tạo và hơn hết là luôn học hỏi
  20. quangai94

    quangai94 Thành viên cấp 1

    Sao lại biến một vài dòng bình luận thành những phần đối đáp luận điểm y như đám luật sư hay nhà chuyên môn với nhau thế nhỉ :D. Mình không tranh luận gì thêm bởi vì mình chỉ nghiên cứu thiết kế, mình không phải là nhà tuyển dụng nhưng mình đã giúp gây dựng lên một team thiết kế 8 người và làm việc rất hiệu quả với nhau.

    Không cần biết bạn là ai, chỉ cần nhìn vào portfolio của bạn người ta sẽ đánh giá được năng lực. Còn luận điểm của bạn thế nào, mình đã đọc và mình không phản bác. Vậy thôi, kết thúc tranh luận nhé ;).

    À còn về phần câu hỏi:"Người ta sẽ tuyển bạn của bây giờ hay tuyển bạn của năm 19tuổi" thì mình cũng xin khẳng định là người ta sẽ không tuyển mình của bây giờ vào để làm việc cho họ nữa :/. Buồn thật. Nhưng họ đang xem xét để tuyển mình vào vị trí team leader để cùng hợp tác với họ lâu dài, không chỉ về mặt thiết kế mà còn về cách mình quản lý một nhóm những con người lập dị như thế nào. Mình cũng từng là kẻ lập dị như vậy mà :D

Ủng hộ diễn đàn